Từ những năm 70, đã có một bộ phận người Việt Nam tới Đài Loan và định cư tại đây. Theo số liệu của Bộ Nội chính, tính đến năm ngoái, đối tượng kết hôn với người nước ngoài thì chiếm nhiều nhất là 71.7% – cô dâu Đại Lục, cô dâu mang quốc tịch Việt Nam chiếm tới 5.4%, 4.4% quốc tịch Indonesia. Theo số liệu của Bộ Lao động, tính đến tháng 7 năm 2016, tân di dân và lao động Đông Nam Á tại Đài Loan đã lên đến hơn 700.000 người. Theo thống kê của Cục Di dân, trước mắt người nước ngoài, tân di dân tại Đài Loan vào khoảng 1 triệu người, trong đó cộng đồng người Việt đông nhất, chiếm 20%.
Tính đến thời điểm hiện tại, cộng đồng người Việt tại Đài Loan gồm: đối tượng kết hôn, lao động, học sinh và tân di dân.
- Đối tượng kết hôn người Việt
Theo thống kê của website Trung Hoa dân quốc, có thể nhận thấy đa phần đối tượng kết hôn quốc tịch Việt Nam là nữ giới. Từ năm 1999 đến năm 2014, số lượng những cô gái đến Đài Loan kết hôn có sự biến đổi rõ rệt, số lượng tăng mạnh từ năm 2005 đến 2008, và sau đó giảm dần.
- Lao động Việt Nam
Lao động Việt Nam đến Đài Loan làm việc trong hai ngạch chính đó là sản xuất và phúc lợi xã hội.
- Sản xuất
Từ năm 2002, ở Đài Loan chỉ có khoảng 30.000 lao động Việt Nam, trong đó nữ giới chiếm khoảng 71%. Năm 2004, số lượng lao động Việt Nam có sự thay đổi đột biến, lên đến 90.000 người, nữ giới chiếm 79%. Năm 2008 và 2009 có sự giảm về số lượng lao động nhưng có sự thay đổi về tỉ lệ giới tính lao động, số lượng lao động nam giới tăng. Đến năm 2016, có khoảng 200.000 lao động, trong đó, nam giới chiếm 63%.
- Lao động Việt Nam trong ngành phúc lợi xã hội
Năm 2004, số lượng lao động Việt Nam trong ngạch phúc lợi xã hội chiếm nhiều nhất, lên đến 71.783 người, chiếm 54.7%. Từ sau 2004, số lao động trong ngạch này giảm đi và từ 2008 đến 2016 thì số lượng này đi vào ổn định, và chỉ còn chiếm 10.9% vào năm 2016.
- Học sinh
Những năm gần đây, do Đài Loan có những chính sách ưu tiên, học bổng đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam cho nên số lượng du học sinh Việt Nam tới Đài Loan ngày càng tăng. Tính đến 2016, ở Đài Loan có 4774 sinh viên Việt Nam, trong đó có 3165 sinh viên theo học bậc đại học – thạc sỹ – tiến sỹ (học vị), chiếm 66%; bậc học ngôn ngữ có 1255 sinh viên, chiếm 26%, các lớp chuyên ban từ xa có 354 sinh viên, chiếm 8%.
Số lượng sinh viên Việt Nam tại Đài Loan năm 2016
- Tân di dân
Hiện nay, ngoài những đối tượng vì kết hôn nên định cư tại Đài Loan thì có rất nhiều lao động, sinh viên Việt Nam sau một thời gian làm việc, học tập và sinh sống đã chọn định cư tại đây, và trở thành cộng đồng tân di dân.
Theo thống kê của website Trung Hoa dân quốc, từ năm 2005 đến 2016, có thể nhận thấy số lượng trẻ nhỏ có phụ huynh là tân di dân người Việt càng ngày càng tăng. Mặc dù vào năm 2011 đột nhiên giảm nhưng lại tăng dần trở lại vào các năm sau.
Số lượng tân di dân theo học các bậc cấp 1, 2, 3
từ năm 2005 đến 2016
Số lượng tân di dân theo học các bậc cấp 1, 2, 3 năm 2016
- Làm thế nào để cộng sinh và cùng phát triển?
Trong hiện trạng ngày càng nhiều người nước ngoài đến Đài Loan để làm việc, học tập và sinh sống, tôi đã phỏng vấn một số đối tượng (cô dâu, lao động, học sinh, giáo viên dạy tiếng Việt), họ đều đưa ra những cảm nhận, khó khăn trong việc thích ứng môi trường mới. Trong đó, có ba điểm nổi bật: trở ngại về ngôn ngữ, môi trường sống bất đồng, sự khác biệt về văn hóa.
Chúng ta đều biết rằng, tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới, bởi vậy việc học tiếng Trung với người nước ngoài là trở ngại lớn nhất. Sự bất đồng trong ngôn ngữ dẫn đến việc không thể giao tiếp và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Ở phần trên, bài viết cũng đã nêu ra rất nhiều tân di dân có bố hoặc mẹ là người Việt Nam. Nhưng có hiện trạng là đến đời thứ hai có 90.600 người đang học trong các bậc học cấp 1, 2, 3 lại không biết tiếng Việt. Mặc dù Đài Loan đưa ra chính sách Hướng về phía Nam, bắt đầu chọn tiếng Việt là ngoại ngữ thứ hai đưa vào giảng dạy từ bậc tiểu học, tuy nhiên vẫn chưa có quy định cụ thể về chất lượng giáo viên giảng dạy cũng như việc khảo thí trình độ tiếng Việt.
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng. Việt Nam có 63 tỉnh, được chia làm 3 miền chính: Bắc – Trung – Nam; và có 54 dân tộc, mỗi tỉnh lại có thói quen, phong tục, tập quán khác nhau. Cộng với việc vốn dĩ môi trường sống giữa Đài Loan và Việt Nam nói chung đã có sự khác biệt rõ rệt, bởi vậy việc thích ứng môi trường đòi hỏi một khoảng thời gian.
Tuy nhiên, chính sách Hướng Nam, cũng mang đến nhiều cơ hội và thách thức. Với cá nhân tôi, theo góc nhìn của mình, thì việc mỗi người nước ngoài đến Đài Loan đều đã ít nhiều chuẩn bị tâm lý để thích nghi với một cuộc sống mới, nhưng đối với những cư dân Đài Loan lại chưa thực sự được chuẩn bị cho sự thích ứng với những bất đồng. Sự gia nhập một số lượng cư dân mới tại Đài Loan (không chỉ người Việt) khiến người Đài Loan bản địa cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc thích ứng với sự thay đổi của xã hội và sự tìm hiểu những kiến thức về cư dân mới là việc mà Đài Loan cũng cần quảng bá tốt hơn với người dân của mình.
Tài liệu tham khảo
- 《東南亞女性移民與台灣客家社會》,張翰壁、著,(台北:中央研究院人文社會科學研究中心、亞太區域研究專題中心,2007)
- 《東南亞面貌》,蕭新煌、編,(台北:中央研究院東南亞區域研究計劃,2000)
- 《東南亞概論》,李盈慧、王宏仁、編,(台北:五南圖書出版股份有限公司,2008)
- <台商在台灣與東南亞勞資關係的比例:以越南為例>,唐文慧、鄭秀明,著,(台灣的東南亞區域研究年度研討會,1999)
- https://www1.stat.gov.tw/np.asp?ctNode=4649#
- http://nspp.mofa.gov.tw/nspp/country_info.php?country=7915
- http://epaper.edu.tw/mobile/windows.aspx?windows_sn=19752
- http://www.nhu.edu.tw/~society/ej/63/63-57.htm
- https://tw.appledaily.com/headline/daily/20160623/37280637
- file:///C:/Users/Administrator/Downloads/Industrial-new-south-ward-policy.pdf