Nhiên kể Nhiên kể Độ người hay độ ta?

Độ người hay độ ta?

Mãi mới nghe <Độ ta không độ nàng>, nghe từ bản cover của Khánh Phương, xem qua phim hoạt hình, đến nghe bản nhạc gốc. Cuối cùng là nghiêm túc nghiền ngẫm, “vì sao độ ta không độ nàng”.

Là một câu chuyện có duyên không phận giữa hai con người cùng sống ở nhân gian nhưng sống ở hai thế giới, mang hai tín niệm và mang những hứa hẹn của riêng mình.

Nếu ai là fan của bộ manga <Mặt nạ thủy tinh> thì chắc chắn sẽ nhớ đến vở kịch <Trưởng thành> do Ayumi và Maya cùng diễn vai Midori, câu chuyện trong bối cảnh đầu thời kỳ Minh trị, về thời niên thiếu của một tiểu thư xinh đẹp – em gái của một geisha, tính tình hoạt bát và được nhiều người mến mộ. Và cô gái ấy thương thầm chàng trai Shinnyo vốn là một hòa thượng. Shinnyo hết lần này đến lần khác có những “màn đối đầu” với Midori, từ chối thiện cảm của cô gái với mình. Cho đến ngày Shinnyo rời đến kinh đô để học tập, để lại trước cổng nhà Midori một nhành hoa thủy tiên.

<Trưởng thành> là sự lột tả nội tâm của một thiếu nữ đang yêu với những day dứt – về việc người ta không thể yêu, về thân phận của chính mình – em gái của geisha. Những khoảnh khắc tự nhủ “người ta có thương mình đâu”. Và vở kịch này nguyên tác vốn là tác phẩm 《一縷相思情》(たけくらべ)của nhà văn 樋口一葉.

Đó chỉ là lan man về sự tương đồng trong tầng ý của những câu chuyện. Dù là tồn tại hay xa rời nhân gian, nhận hay không nhận ra, thể hiện hay không thể hiện tình cảm của mình cũng vẫn là lưu giữ được khoảnh khắc, không giữ được cả đời.

Giờ thì, nói về chữ ‘độ’ – qua sông.

Vẫn thường nghe rằng Phật độ hữu duyên nhân và câu chuyện về một tín đồ sùng bái đạo khi gặp lũ lụt dâng cao nhưng không leo lên những chiếc thuyền gỗ để tránh nạn mà đợi chờ Phật Tổ đến cứu giúp, chỉ đến khi nước dâng đến tận cổ, thấy một vị thiền sư chèo thuyền tới thì mới vội vã leo lên. Rồi oán trách, “Ta đối với Phật đã thành kính như thế, nhưng Phật Tổ lại không tới cứu giúp khi ta đang gặp nạn.”

Phật có ba điều không thể làm: thứ nhất, Phật không thể thay chúng sinh chuyển định nghiệp; thứ hai, Phật không thể độ vô duyên nhân; thứ ba, Phật không thể độ người không có niềm tin.

Với mình mà nói, Phật giáo là một lĩnh vực thâm sâu mà mình chưa đủ trình độ để lĩnh ngộ. Mình đọc Kinh như đọc thơ, không hiểu rõ về các môn phái trong Phật giáo, nhưng mình tin là bất cứ tôn giáo nào cũng có xuất phát điểm là hướng thiện, chỉ là trong quá trình tu hành, hoàn cảnh sống và vốn kiến thức của một người sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc họ giác ngộ đạo trong Phật giáo thế nào.

Vô tín vô thần không phải là xấu, nhưng mình tin, người hữu duyên ắt nhận được độ hóa, không nhất định là từ Phật Tổ, mà có khi từ chính bản thân của mình.

Không phải ai khoác lên mình áo cà sa thì cũng là thiền tăng.

Không phải ai giữ mái tóc dài mới mang tâm Phật.

Phật tại tâm, cũng là bởi vậy.

Độ ta, không độ người.

Độ ta, hay độ người.

Độ người hay độ chính mình?

Câu trả lời, đừng đi hỏi người khác!

Nhiên.

 

An nhiên

Dẫu rằng có từ bỏ, thì cứ tin, đôi bàn tay sẽ còn đưa ra để đón nhận.

BÀI VIẾT HAY XEM

Những kẻ mộng mơ – Elvis Nguyễn – Khi cô đơn gọi tên

Khi cô đơn gọi tên - Gửi “Những kẻ mộng mơ” “Giữa thành phố cô đơn này… Chúng ta cô đơn, chúng ta trống trải.” -...

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho – Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Mấy hôm gần đây tôi có tìm tài liệu về “mẻ” và bỗng nhớ đến một câu tục ngữ, “Thạch Sùng còn thiếu mẻ...

[Độc hành – Mộc Châu] Khám phá Nhà của mẹ – MAMA’s house hotel

Tôi đến MAMA’s house hostel trong một buổi chiều đầy nắng. Mộc Châu, trong vắt trong veo, khác hẳn những xô bồ của Hà...