Con Hủi – tình yêu – và kẻ ngoài lề xã hội
Đọc Gì

Con Hủi – tình yêu – và kẻ ngoài lề xã hội

<Con Hủi> là cuốn tiểu thuyết mà bất cứ tín đồ của những chuyện tình sướt mướt không thể bỏ qua.

Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết mình đọc đi đọc lại nhiều lần, và <Bi kịch tình yêu trong Con Hủi> cũng là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 

<Con Hủi> là tiểu thuyết được viết bởi nhà văn Helena Mniszek, ấn phẩm đầu tiên in vào năm 1910. Đây là một tác phẩm ra đời không mấy suôn sẻ như cái tên của nó, từng bị rất nhiều nhà phê bình đánh giá thấp với lý do đây là cuốn tiểu thuyết viết bởi một nhà văn nữ. Tuy nhiên, đánh giá của các nhà phê bình không ảnh hưởng đến thái độ của độc giả, <Con Hủi> nhanh chóng được độc giả đón nhận và trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều phụ nữ lúc bấy giờ; bởi khát khao một tình yêu tự do, tự nguyện và hạnh phúc. Và đây được coi như <Romeo & Juliet> của thế kỉ XX.
Tác phẩm được chuyển thể thành phim điện ảnh vào năm 1926, 1936, 1976 – đặc biệt ver 1976 được đánh giá cao về cảnh quay, diễn viên cũng như nhạc phim. Đến năm 2000, tác phẩm được chuyển thể thành phim truyền hình.
Truyện kể về mối tình nồng nhiệt nhưng đầy ngang trái của đại công tử Waldermar và cô gia sư Schefcia. Tuy xuất thân không thấp nhưng điều kiện kinh tế của gia đình không quá cao, Schefcia muốn được bay nhảy và thử sức trong một vai trò mới – sau khi thất tình nên cô đến làm gia sư cho một cô bé đáng yêu Lucia. 

Với bề ngoài xinh đẹp, kiến thức rộng cùng với tài năng của mình, Schefcia đã dễ dàng khiến Lucia “đổ gục” trước mình. Nhưng cũng là ở nơi đó, cô gặp Waldermar – ban đầu là khó ưa – về sau lại là gắn bó. Ở địa vị của đại công tử của Valdermar, gia tộc của anh không chấp nhận một người có xuất thân chưa đủ cao quý như Schefcia nhưng nam chính vẫn kiên trì và có được sự ủng hộ của ông nội – người đã bị thế lực gia tộc ép phải từ bỏ người con gái mình yêu – bà của Schefcia. Cuối cùng, ngày cưới cũng được định. 
Sự kiên trì của đôi uyên ương dường như đã đưa họ đi đến cuối con đường, duy chỉ ở bước cuối cùng, Schefcia gục ngã. Nàng qua đời trước ngày cưới, bởi sự đầu độc về tinh nhần của những người thuộc tầng lớp quý tộc. Bi kịch lịch sử không lặp lại, mà còn thảm thương hơn xưa.

“Tiểu thư Xtefania Ruđexka, hôn thê của công tử Valđemar Mikhôrôvxki, đại công tử thứ 12 của điền trang Guenbôvitre.

Qua đời sớm, bị đầu độc bởi sự cuồng tín của một số thành viên thuộc đẳng cấp của chồng. Nhưng sẽ sống mãi vĩnh hằng trong đẳng cấp ấy.”
Đây là tác phẩm hay và lấy đi nhiều nước mắt của độc giả. Cách xây dựng nhân vật – tuy có cực đoan nhưng khá nhất quán. Cốt truyện chặt chẽ, tình tiết sắp xếp hợp lý. Văn phong mạch lạc, đặc biệt những khúc đoạn tả cảnh. Văn chương vốn như tấm gương phản ánh một phần của cuộc sống, qua mỗi thời đại khác nhau cuộc sống, tình yêu có đổi thay. Ở <Con Hủi>: Sau bi kịch vẫn là bị kịch, không chỉ là bi kịch của tình yêu mà còn là bi kịch của xã hội.

Nhiên.

Leave feedback about this

  • Quality
  • Price
  • Service

PROS

+
Add Field

CONS

+
Add Field
Choose Image
Choose Video
X