Truyện Dài Chỉ bởi tiếp tục sống Chỉ bởi tiếp tục sống (5)

Chỉ bởi tiếp tục sống (5)

Phần 1: Bắc Hàn 1. Đàn chim và bầy chuột cũng nghe thấy bạn đang thì thầm (2)

Yong Ja cùng tuổi với tôi, chúng tôi ở cùng một khu. Tôi thích kết bạn với cậu ấy vì chúng tôi có thể phát huy sức sáng tạo để biến hình đồ chơi của mình. Dù ở chợ có thể mua được những con búp bê và những đồ chơi khác nhưng thường thì rất đắt. Bởi vậy nên chúng tôi thường lấy đất sét làm bát, đĩa và các loại động vật, thậm chí cả xe tăng mini. Đồ chơi quân sự made in North Korean đều là khối lớn, nhưng tụi con gái chúng tôi chỉ thích búp bê giấy, có thể dùng hàng giờ với mảnh giấy dày để cắt búp bê, rồi dùng những mảnh giấy còn lại để làm quần áo búp bê và khăn.

Có lúc, mẹ tôi sẽ làm chong chóng giấy cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ để chong chóng gắn lên đường sắt rồi gọi đó và [Vân Kiều] (cầu mây). Qua đi vài năm, cuộc sống khó khăn hơn và phức tạp hơn, tôi đi qua chiếc cầu đó và nghĩ, những đứa trẻ năm đó đứng nhìn những chiếc chong chóng đón gió hạnh phúc đến nhường nào.

Lúc nhỏ, ở quê, tôi không nghe thấy tiếng máy móc ồn ã mà Nam Hàn hay Hoa Kỳ có, cũng không nghe thấy tiếng vận chuyển của những xe rác, hoặc cả tiếng chuông điện thoại. Tôi nghe thấy được, đều là âm thanh của con người, như tiếng rửa bát của những người phụ nữ, tiếng những bà mẹ gọi con, tiếng bát đũa lạch cạch chạm vào nhau khi gia đình ăn cơm. Có lúc, tôi nghe thấy tiếng mắng con của ba mẹ nhà bạn bè. Những năm đó, không có tiếng âm nhạc rung động bên tai,  mắt của mọi người cũng không dính không rời vào những chiếc smart phone nhưng giữa người với người, có mối liên hệ mất thiết, đó là điều mà hiện giờ, khi tôi sống ở một xã hội hiện đại khó mà tìm thấy được.

Ở nhà tại Hyesan của chúng tôi, ống dẫn nước hầu như cạn quanh năm, vậy nên mẹ tôi thường phải mang quần áo đến bên bờ sông để giặt, giặt xong lại mang về, để phơi ở những nơi ấm áp.

Bởi vì trên phố rất ít khi có điện, nên mỗi khi có điện, mọi người đều vui mừng mà vỗ tay, hát vang, kể cả giữa đêm đang ngủ cũng mò dậy để chúc mừng. Khi mà bạn có thật ít, chỉ cần một thứ nhỏ nhỏ cũng có thể khiến bạn vui đến mức có thể bay lên được. Đó là cuộc sống mà chỉ ở Bắc Hàn mới có, điều hiếm hoi khiến tôi nhớ đến. Điện, đương nhiên không có lâu, mỗi lần khi bóng đèn rung lên một cái, điện lại ngưng, mọi người chỉ đành nói “Được thôi” rồi lại đi ngủ.

Cho dù là có điện, điện cũng yếu, bởi vậy mọi nhà đều có máy tăng áp, để những đồ điện trong nhà có thể hoạt động, nhưng máy tăng áp thì hay bị cháy. Vào một buổi tối tháng Ba nào đó, ba mẹ không có nhà, máy tăng áp nhà tôi bỗng cháy. Lúc đó, tôi vẫn chỉ còn là một đứa nhóc, chỉ nhớ khi tôi tỉnh giấc, tôi khóc oa oa, có người ôm tôi đi qua làn khói và lửa cháy. Tôi không biết cứu tôi là chị hay hàng xóm. Có người chạy đi báo với mẹ tôi, bà hoảng hốt chạy về, lúc đó tôi và chị đều đã chạy thoát, an toàn ở nhà hàng xóm. Nhà chúng tôi cháy rụi, nhưng rồi ba tôi bằng đôi tay của mình, đã dựng lại ngôi nhà.

Về sau, trong khuôn viên nhà mình, chúng tôi trồng rau ở khoảnh đất nhỏ. Mẹ và chị đều không hứng thú với mảnh vườn ấy nhưng tôi và ba thì đều rất thích. Ở đó, chúng tôi trồng bí đỏ, bắp cải, dưa chuột và hoa hướng dương. Quanh hàng rào, ba còn trồng những cây hoa chuông rất đẹp. Tôi thích đem những chùm hoa dài, mềm mại treo lên đôi tai của mình, giả vờ như hoa tai. Mẹ tôi hỏi ba vì sao lại lãng phí trồng hoa lên đất, nhưng mỗi lần như vậy, ba tôi đều như gió thoảng qua tai.

Người dân ở Bắc Hàn đều rất thân thiện với tự nhiên, cũng vì vậy mà sinh ra những kĩ năng dự báo thiên nhiên. Chúng tôi không có internet, thêm vào đó nữa là điện yếu, thường xuyên không xem được chương trình dự báo thời tiết mà chính phủ phát, bởi vậy chỉ có thể tự mình nghĩ cách.

Trong những đêm dài mùa hạ, hàng xóm đều ngồi quây quần hóng gió. Không có ghế nên mọi người đều ngồi trên nền đất nhìn lên bầu trời. Nếu như, trên trời đầy những ngôi sao, sẽ có người nói: “Ngày mai thời tiết sẽ rất đẹp.” Mọi người cũng sẽ lầm rầm ủng hộ ý kiến ấy. Nếu như trên trời không nhiều, cũng không ít sao, sẽ có người nói: “Xem ra, ngày mai là một ngày âm u.” Đây xem như là dự báo hiện tượng thời tiết ở nơi chúng tôi ở.

Ngày tuyệt vời nhất mỗi tháng đó là ngày thực diện (ngày ăn các thức ăn từ bột mỳ/mỳ). Ngày này mẹ tôi sẽ vào nơi bán máy áp mỳ trong trấn, mua mỳ về. Chúng tôi sẽ để mỳ lên tấm phản – nơi ấm áp trong bếp để hong khô mỳ, như vậy mới có thể để lâu được. Với tôi và chị mà nói, ngày đó như đón tết, chúng tôi sẽ tranh thủ lúc mỳ còn mềm, ngọt mà trộm lấy vài sợi và ăn. Trong vài năm đầu đời của cuộc đời mình, cũng là những năm 90, trước khi nạn đói hoành hành ở Bắc Hàn, bạn bè sẽ đến nhà tôi và cùng nhau ăn mỳ. Ở Bắc Hàn, thứ gì cũng vậy, đều phải chia sẻ cho mọi người. Sau này, tình hình gia đình tôi cũng như quốc gia càng ngày càng tệ, mẹ tôi bảo chúng tôi đuổi những đứa nhỏ khác đi, bởi vì những thứ gia đình có không còn đủ để chia cho người khác.

Khi mà còn những ngày tháng tốt đẹp, trong nhà có cơm, có kimchi, đậu và canh rong biển, nhưng khi hoàn cảnh không còn được như vậy, những thứ đó đều không có để ăn. Có lúc, chúng tôi sẽ bỏ đi một bữa cơm, hầu như chỉ còn có thể ăn tiểu mạch hoặc cháo tiểu mạch, hoặc là đậu, thậm chí còn mang khoai tây đã chuyển màu đen, đông đá mài thành bột, nhồi vào trong bắp cải, làm thành nhân bánh.

Nhiên.

An nhiên

Dẫu rằng có từ bỏ, thì cứ tin, đôi bàn tay sẽ còn đưa ra để đón nhận.

BÀI VIẾT HAY XEM

Những kẻ mộng mơ – Elvis Nguyễn – Khi cô đơn gọi tên

Khi cô đơn gọi tên - Gửi “Những kẻ mộng mơ” “Giữa thành phố cô đơn này… Chúng ta cô đơn, chúng ta trống trải.” -...

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho – Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Mấy hôm gần đây tôi có tìm tài liệu về “mẻ” và bỗng nhớ đến một câu tục ngữ, “Thạch Sùng còn thiếu mẻ...

[Độc hành – Mộc Châu] Khám phá Nhà của mẹ – MAMA’s house hotel

Tôi đến MAMA’s house hostel trong một buổi chiều đầy nắng. Mộc Châu, trong vắt trong veo, khác hẳn những xô bồ của Hà...